Xử Phạt Khi Người Lao động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam Vi Phạm Pháp Luật Lao động

23/03/2023

             Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều người nước nước ngoài vào làm việc với các vị trí, vai trò khác nhau như: người quản lý doanh nghiệp, chuyên gia, lao động kỹ thuật… Để làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng một số điều kiện nhất định và một trong những yêu cầu là phải có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Nếu không có các giấy tờ này hoặc vi phạm các quy định về người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định.

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

            Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.

            Điều 153 Bộ Luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài, theo đó người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có các trách nhiệm sau đây:

           - Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

           - Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

           - Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

           Theo quy định trên, giấy phép lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với người lao động nước ngoài. Nếu vi phạm các quy định về sử dụng người lao động người nước ngoài thì phải chịu những chế tài theo quy định.

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

           Theo Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

           Mức phạt đối với người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Đối với người sử dụng lao động:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:

         - Không báo cáo/báo cáo không đúng nội dung/báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định.

         - Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với mỗi người lao động nhưng không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi:

            Sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

  • Phạt tiền đối với hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hạn; không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận này đã hết hiệu lực theo các mức sau đây:

            - Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

            - Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

            - Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

Đối với người lao động nước ngoài:

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi:

            - Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

            - Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

            Ngoài ra, lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định này còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

            Trên đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Qúy khách lưu ý thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo đúng quy định của pháp luật để không bị xử phạt.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam

Bộ Luật Lao động 2019 quy định Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam. Miễn giấy phép lao động có thời hạn 2 năm. Trình tự, thủ tục cụ thể theo dõi bài viết dưới đây: