Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
Bộ Luật Lao động 2019 quy định Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam. Miễn giấy phép lao động có thời hạn 2 năm. Trình tự, thủ tục cụ thể theo dõi bài viết dưới đây:
Ngày 17/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 1560/QĐ-LĐTBXH công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Ngày 18/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Chắc hẳn có rất nhiều người chưa từng nghe nói đến việc hợp pháp hóa lãnh sự. Tuy nhiên, đây là một trong những thủ tục bắt buộc khi bạn muốn xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Bằng đại học nước ngoài là một trong những giấy tờ muốn sử dụng tại Việt Nam cần phải hợp pháp hóa lãnh sự. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách giải đáp mọi thắc mắc về việc hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học nước ngoài tại Hà Nội.
Hiện nay, nhu cầu người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc và xin giấy phép lao động ngày nhiều. Cùng với đó, những đơn vị tư vấn và thực hiện dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể lựa chọn được một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và có trách nhiệm cao. HD Luật với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, trong đó có tư vấn về giấy phép lao động đã và đang đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam về các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động và các thủ tục cho người nước ngoài.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều người nước nước ngoài vào làm việc với các vị trí, vai trò khác nhau như: người quản lý doanh nghiệp, chuyên gia, lao động kỹ thuật… Để làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng một số điều kiện nhất định và một trong những yêu cầu là phải có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Nếu không có các giấy tờ này hoặc vi phạm các quy định về người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định.
Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không thuộc diện cấp Giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để được cấp Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (hay còn gọi là giấy miễn giấy phép lao động) để lao động hợp pháp tại Việt Nam. Giấy miễn giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi có đủ điều kiện lao động tại Việt Nam. Nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động thì người lao động đó sẽ bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Lý lịch tư pháp là một trong những loại tài liệu bắt buộc để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Người nước ngoài có thể làm lý lịch tư pháp tại quốc gia sở tại (nước mà người nước ngoài có quốc tịch) hoặc làm tại Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục xin lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay đơn giản hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, vì vậy nhiều người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc đều xin lý lịch tư pháp ở Việt Nam. Do đó, để hiểu rõ nhất về lý lịch tư pháp và thủ tục xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Khi doanh nghiệp nước ngoài muốn nghiên cứu, thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam hoặc đơn giản chỉ muốn quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài mà chưa muốn có hoạt động kinh doanh thì hình thức phù hợp nhất chính là thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trưởng văn phòng đại diện là người được doanh nghiệp nước ngoài thuê hoặc cử sang làm việc tại Việt Nam với vị trí là người đứng đầu văn phòng đại diện. Thủ tục xin Giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện có khác gì so với công ty và các chức danh khác?