MỚI - NGHỊ ĐỊNH 17/2023/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

12/05/2023

           Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được bảo vệ chặt chẽ nhằm khuyến khích phát triển và tạo lập các tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, gồm 3 nhóm quyền chính. Trong đó, quyền tác giả và quyền liên quan được xem là hai trong số những khái niệm quen thuộc, thường được nhiều người sử dụng nhất. Hiện nay, cùng với sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, ngày 26/04/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan để cụ thể hóa quy định của pháp luật về vấn đề này. Sau đây, Công ty Luật HD & Fdico xin gửi tới quý khách những nội dung chính liên quan đến Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

             - Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 (sau đây gọi chung là Luật Sở hữu trí tuệ) về quyền tác giả, quyền liên quan.

           - Nghị định 17/2023/NĐ-CP không quy định biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong trường hợp Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; trường hợp thuộc giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan thì thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

2. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Nghị đinh 17/2023/NĐ-CP này hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:

            - Tác phẩm  văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ.

             - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và hải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận... các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

            - Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

          - Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ vả các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

           - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

          - Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp...

3. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Nghị định cũng quy định đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm:

           - Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

           - Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

           - Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:

           a) Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;

          b) Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;

           c) Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;

           d) Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;

          đ) Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được  coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

4. Một số thuật ngữ trong Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

           - Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.

          - Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.

         - Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.

          - Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.

         - Bản sao của tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

         - Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.

       - Bản ghi âm, ghi hình có thể là bản ghi nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; bản ghi chương trình biểu diễn nghệ thuật; bản ghi lại hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiên, tình huống hoặc chương trình thực tế.

          - Yếu tố xâm phạm là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

          - Hành vi bị xem xét là hành vi bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và bị đưa ra xem xét nhằm kết luận đó có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không.

         - Đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và bị đưa ra xem xét nhằm kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không.

5. Đối tượng áp dụng của Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

Đối tượng áp dụng của Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

            - Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

            - Tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.

            - Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trên đây là những thông tin mới nhất về Nghị định 17/2023 NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan mà Công ty Luật HD&FDICO gửi đến Qúy khách.

Nếu Qúy khách có nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện các thủ tục về giấy phép kinh doanh, giấy phép con hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

Thời hạn xem xét đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp năm 2024

Cũng như các thủ tục khác liên quan đến sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ cần có thời gian, thời hạn và quy trình để xem xét đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Do đặc trưng của các thủ tục cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ là cần nhiều thời gian để thẩm định cũng như công bố để các chủ thể khác biết được và có ý kiến phản hồi nếu đối tượng bảo hộ có dấu hiệu xâm phạm sở hữu trí tuệ. Sau đây là các khoảng thời gian liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn xem xét và cấp bằng bảo hộ sáng chế mới nhất 2024

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được bảo hộ sáng chế thì cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2022, đồng thời làm thủ tục cấp bằng bảo hộ sáng chế. Sau đây là các mốc thời gian cũng như quy trình để cấp bằng bảo hộ sáng chế mới nhất 2024.