Cách viết tờ khai và quy trình đăng ký nhãn hiệu

08/03/2024

Nhãn hiệu hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng, nó gắn liền với uy tín, chất lượng và vị trí của sản phẩm trên thị trường tiêu dùng. Đăng ký nhãn hiệu là bước không thể thiếu đối với sản phẩm khi bước chân vào thị trường hàng hoá. Để đăng ký nhãn hiểu sản phẩm thành công thì chúng tôi gửi tới Qúy khách hướng dẫn cách điền tờ khai và quy trình đăng ký nhãn hiệu như sau:

1. Hướng dẫn cách viết tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu

* Tiến hành lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:

- Khách hàng cần có tờ khai do Cục sở hữu trí tuệ cung cấp cho người nộp đơn

- Hãy điền đầy đủ những thông tin vào tờ khai theo quy định về cách lập tờ khai

* Điền thông tin vào tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu của cục sở hữu trí tuệ gồm 03 trang, quý khách hàng cần phải thực hiện kê khai như sau:

1. Ô số 1: Kê khai về mẫu nhãn hiệu

- Khách hàng sẽ dán mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký vị trí định sẵn, kích thước mẫu nhãn hiệu không vượt quá 8cm x 8cm

- Màu sắc: Khách hàng sẽ ghi tất cả những màu có trong nhãn hiệu: Đen, Trắng, Xanh,...

- Mô tả nhãn hiệu: 

+ Chỉ rõ các yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu

+ Phiên âm các từ ngữ không phải là tiếng Việt và nếu từ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt.

+ Mô tả dạng hình họa các từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ

+ Nêu chính xác vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.

2. Ô số 2: Thông tin chủ đơn

Khách hàng điền đầy đủ thông tin chủ đơn như tên Công ty, địa chỉ công ty hoặc tên cá nhân, địa chỉ cá nhân, điện thoại, email, fax

3. Ô số 3: Đại diện của chủ đơn  

Ghi thông tin người đại diện theo pháp luật của chủ đơn và tích vào ô “là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn”, cá nhân nộp đơn không phải ghi ô số 3

4. Ô số 4: Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Đánh dấu (X) vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu. Không ghi khi không có yêu cầu

5. Ô số 5: Phí, lệ phí

Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn để tích vào từng yêu cầu của đơn đăng ký.

6. Ô số 6: Các tài liệu có trong đơn

Tích vào các ô sau: Dòng thứ 1, 2, 3

7. Ô số 7: Danh mục và phân nhóm hàng hoá dịch vụ mang nhãn hiệu

Ghi danh mục nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu dự định đăng ký

8. Ô số 8: Mô tả đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận (áp dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận)

Ghi tóm tắt nguồn gốc địa lý, chất lượng và các đặc tính khác (nếu có).

9. Ô số 9: Chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn ký tên

Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)

2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu

-  Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu sản phẩm

-  Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu

+ Giai đoạn thẩm định hình thức đơn

+ Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

+ Thẩm định nội dung đơn

-  Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

-  Bước 4: Quy trình khiếu nại nhãn hiệu

Nếu có ý kiến về việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu có thể gửi đơn khiếu nại đến Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu Trí tuệ

Trên đây là cách viết tờ khai và quy trình đăng ký nhãn hiệu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

Thời hạn xem xét đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp năm 2024

Cũng như các thủ tục khác liên quan đến sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ cần có thời gian, thời hạn và quy trình để xem xét đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Do đặc trưng của các thủ tục cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ là cần nhiều thời gian để thẩm định cũng như công bố để các chủ thể khác biết được và có ý kiến phản hồi nếu đối tượng bảo hộ có dấu hiệu xâm phạm sở hữu trí tuệ. Sau đây là các khoảng thời gian liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn xem xét và cấp bằng bảo hộ sáng chế mới nhất 2024

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được bảo hộ sáng chế thì cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2022, đồng thời làm thủ tục cấp bằng bảo hộ sáng chế. Sau đây là các mốc thời gian cũng như quy trình để cấp bằng bảo hộ sáng chế mới nhất 2024.