ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

27/06/2023

Bạn có biết loại hình Công ty TNHH một thành viên là loại hình mà các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam? Vì loại hình này có nhiều đặc điểm nổi bật, ưu việt nên được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lựa chọn. Do đó, để hiểu rõ về loại hình này chúng tôi sẽ phân tích và đưa tới Quý khách các thông tin ngay sau đây.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

1. Đặc điểm pháp lý của Công ty TNHH một thành viên

- Chủ sở hữu công ty: Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.

- Vốn điều lệ của công ty: Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp. Số vốn này được hoàn thiện sau 90 ngày kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Trách nhiệm tài sản:

+ Trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

+ Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu công ty: chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ thì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

- Tư cách pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-  Về chuyển nhượng phần vốn góp:

+ Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp: chủ sở hữu mới thực hiện việc đăng ký lại.

+ Chuyển nhượng một phần vốn góp: thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

-  Huy động vốn:

+ Kết nạp thêm thành viên (phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

+ Chủ sở hữu công ty tự bỏ thêm vốn.

+ Phát hành trái phiếu hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

2. Ưu điểm, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH một thành viên

- Ưu điểm của loại hình công ty TNHH một thành viên: 

+ Công ty TNHH một thành viên có thể do một cá nhân làm chủ sở hữu như doanh nghiệp tư nhân nhưng lại có ưu thế hơn đó chính là có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là chỉ chịu trách nhiệm trong pham vi vốn góp vào công ty nhờ vậy chủ sở hữu tránh được những rủi ro khi kinh doanh.

+ Khả năng huy động vốn linh hoạt, dễ dàng hơn so với doanh nghiệp tư nhân do được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

+ Công ty TNHH một thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề gì liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Nhược điểm của loại hình công ty TNHH một thành viên: 

+ Khi có nhu cầu chuyển nhượng vốn thì phải đổi loại hình công ty hoặc chuyển đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp.

+ Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, khách hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng, không được cao như doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

+ Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần do chỉ được phát hành trái phiếu để huy động vốn và nếu muốn kếp nạp thêm thành viên để huy động vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

+ Do không có sự liên kết góp vốn, vốn của công ty là do một mình chủ sở hữu công ty bỏ ra, cho nên tổng số vốn kinh doanh thường ít.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

TẠM NGỪNG KINH DOANH CÓ ĐƯỢC KÝ HỢP ĐỒNG, XUẤT HÓA ĐƠN?

Việc tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khi đối mặt với khó khăn hoặc cần thời gian tái cấu trúc hoạt động. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn này, doanh nghiệp có được phép ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn hay không? Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải các tình huống cần được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiếp tục duy trì tính hợp pháp. Việc cấp lại này thường xuất phát từ các nguyên nhân như mất, hỏng, hoặc thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.