DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG LĨNH VỰC NÀO THÌ ĐƯỢC GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP?

06/01/2025

1. Số lao động nữ chiếm bao nhiêu % tổng số lao động thì được xem là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ?

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ

Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.
  2. Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động.
  3. Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.

Theo đó, ngoài sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên được xem là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì doanh nghiệp được xem là sử dụng nhiều lao động nữ nếu số lao động nữ chiếm:

- Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.

- Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động.

2. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?

Căn cứ khoản 2 Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ như sau:

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động

  1. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
    a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
    b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

Và theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các trường hợp giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như sau:

Các trường hợp giảm thuế khác

  1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.

Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC này nếu hạch toán riêng được nếu sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

3. Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm?

Căn cứ theo quy định tại tiết a điểm 2.9 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

4. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được.

Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.


Trên đây là những vấn đề pháp luật về ưu đãi thuế TNDN với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ
theo pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 988.073.181/0984.88.831 hoặc email lawyers@hdluat.com – doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng.

Cùng danh mục

TÁCH DOANH NGHIỆP

Tách doanh nghiệp là một giải pháp hiệu quả khi các đơn vị kinh doanh cần độc lập để phát triển tối ưu. Quá trình này không chỉ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn mà còn tạo điều kiện để mỗi phần đạt được lợi thế cạnh tranh riêng. Vậy việc này được pháp luật quy định như thế nào, hãy cũng HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau.

KINH DOANH KHÔNG ĐÚNG ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC GHI TRONG GIẤY PHÉP KINH DOANH

Việc kinh doanh không đúng địa điểm được ghi trong giấy phép kinh doanh là một vấn đề pháp lý đáng quan tâm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Đây không chỉ là hành vi vi phạm quy định pháp luật mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu vấn đề này khi vi phạm.