MÃ SỐ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? MÃ SỐ DOANH NGHIỆP CÓ PHẢI LÀ MÃ SỐ THUẾ HAY KHÔNG?

28/10/2024

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về thuế và phải được nhà nước định danh để đảm bảo tính minh bạch, đúng luật. Điều này liên quan đến hai khái niệm quan trọng: mã số doanh nghiệp và mã số thuế. Vậy mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế hay không. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Mã số doanh nghiệp được dùng để làm gì?

Căn cứ theo Điều 29 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về Mã số doanh nghiệp như sau: 

“Mã số doanh nghiệp

1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. 

Như vậy, theo quy định trên thì mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác

2. Mã số doanh nghiệp có phải  là mã số thuế hay không?

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp như sau:

“ Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

…   “

Căn cứ theo quy định trên mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. 

3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp có chấm dứt hiệu lực không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

“Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

  1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

  2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực. 

   ...

  9. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp."

Như vậy, theo quy định trên thì khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực. 

4. Doanh nghiệp có phải ghi mã số doanh nghiệp được cấp vào tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh hay không?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh:

  • Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất được gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
  • Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 về sử dụng mã số thuế:

“Sử dụng mã số thuế

  • Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ  phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
  • Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.”

Như vậy, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm ghi mã số doanh nghiệp được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh theo quy định.

Trên đây là những vấn đề pháp luật về tên doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 988.073.181/0984.88.831 hoặc email lawyers@hdluat.com – doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng. 

Cùng danh mục

CỔ ĐÔNG KHÔNG GÓP ĐỦ VỐN ĐIỀU LỆ THÌ CÔNG TY CÓ ĐƯỢC GIẢI THỂ KHÔNG?

Việc các cổ đông không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và tình hình tài chính của công ty. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là: Liệu công ty có thể bị giải thể nếu các cổ đông không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn không? Hãy cùng HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau. 

QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Việc thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quy trình cấp giấy phép cho các văn phòng đại diện này đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật Việt Nam. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu các điều kiện và thủ tục cần thiết để thương nhân nước ngoài có thể thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam một cách hợp pháp.