Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam 2024 cần đáp ứng các điều kiện gì?

23/09/2024

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo đó, trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020.

Theo đó, Điều 9 Luật Đầu tư 2020, được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với các ngành nghề được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, bao gồm các ngành, nghề mà nhà đầu tư nước ngoài không được tiếp cận thị trường và các ngành, nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện.

Trong đó, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

- Hình thức đầu tư;

- Phạm vi hoạt động đầu tư;

- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện khác (nếu có) tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể:

- Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

- Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

- Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

- Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

- Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

- Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
...

Như vậy, căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản nào?

Đối chiếu với quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư 2020 về bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài:

Theo đó, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại  0988.073.181/0967.678.613 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

TẠM NGỪNG KINH DOANH CÓ ĐƯỢC KÝ HỢP ĐỒNG, XUẤT HÓA ĐƠN?

Việc tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khi đối mặt với khó khăn hoặc cần thời gian tái cấu trúc hoạt động. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn này, doanh nghiệp có được phép ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn hay không? Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải các tình huống cần được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiếp tục duy trì tính hợp pháp. Việc cấp lại này thường xuất phát từ các nguyên nhân như mất, hỏng, hoặc thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.