PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CỔ PHẦN ƯU ĐÃI

19/08/2024

 

  Với sự đa dạng của các loại cổ phần ưu đãi, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn để phân bổ danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, mỗi loại cổ phần ưu đãi đều mang đến những cơ hội và rủi ro khác nhau. Vì vậy, việc hiểu biết đặc điểm, quyền lợi của mỗi loại cổ phần ưu đãi là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ phân biệt và chỉ rõ các đặc điểm của từng loại cổ phần ưu đãi để các nhà đầu tư sẽ có những lựa chọn phù hợp với khả năng của mình.

    Căn cứ Điều 116, 117, 118 Luật Doanh nghiệp 2020:

 

Loại cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Khái niệm

Là loại cổ phần được trả cổ tức có mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

Là loại cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo những điều kiện có ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại/điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu của người sở hữu.

Là loại cổ phần có phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định.

Người sở hữu

Do Đại hội đồng cổ đông hoặc theo Điều lệ công ty quy định.

Do Đại hội đồng cổ đông hoặc theo Điều lệ công ty quy định.

Cổ đông sáng lập hoặc tổ chức được Chính phủ ủy quyền.

Quyền lợi

-Nhận cổ tức theo luật định;

-Các quyền khác tương tự cổ đông phổ thông, trừ trường hợp theo luật định;

-Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty trong trường hợp sau khi công ty thanh toán hết các khoản nợ, giải thể hoặc phá sản;

-Các quyền khác tương tự cổ đông phổ thông, trừ trường hợp luật định;

 

-Không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp được chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án.

-Các quyền khác tương tự như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp luật định.

Quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS

Không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

Không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp.

Được quyền biểu quyết.

Quyền chuyển nhượng

Được quyền chuyển nhượng.

Được quyền chuyển nhượng.

Không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.

Quyền chuyển đổi

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của ĐHĐCĐ

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của ĐHĐCĐ

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của ĐHĐCĐ

 

   Trên đây là tư vấn của chúng tôi theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại  0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

 

Cùng danh mục

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Mỗi ngày, hàng trăm ý tưởng kinh doanh mới được nảy sinh. Nhưng để biến ý tưởng thành hiện thực, bạn cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về pháp luật doanh nghiệp. HD Luật hôm nay sẽ đồng hành cùng quý vị trên con đường khởi nghiệp, giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp đến việc đăng ký kinh doanh. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia để có những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH MỚI NHẤT

    Công ty hợp doanh là gì?        Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( được gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể thêm thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản :cảu mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn đã cam kết góp