TRÌNH TỰ THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN

05/08/2024

Để tăng vốn Công ty cổ phần thực hiện theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp.

Theo đó doanh nghiệp có thể tăng vốn (phát hành thêm cổ phần) theo một trong các hình thức sau:

- Chào bán cho cổ đông hiện hữu;

- Chào bán cổ phần riêng lẻ;

- Chào bán ra công chúng (Áp dụng cho công ty đã lên sàn chứng khoán).

=> Tuy nhiên trước khi thực hiện việc chào bán cổ phần riêng lẻ, cổ đông công ty được thực hiện quyền ưu tiên mưa cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này.

=> Như vậy, theo quy định trên trước khi thực hiện việc chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty cổ phần phải thực hiện chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu trước, quy trình chào bán cho cổ đông hiện hữu được thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện các trình tự để tổ chức được cuộc họp ĐHĐCĐ, trong buổi họp ĐHĐCĐ sẽ thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn. Sau khi kết thúc buổi họp Công ty phải thông báo bằng văn bản đến từng cổ đông để các cổ đông thực hiện việc đăng ký mua cổ phần, đồng thời phải kèm theo mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần (trậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua) theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 124 Luật Doanh nghiệp.

- Tại bước này sau khi Công ty gửi văn bản thông báo về việc đăng ký mua cổ phần, cổ đông có thể soạn văn bản/hợp đồng chuyển quyền ưu tiên mua của mình cho người khác theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 124 Luật Doanh nghiệp (người khác ở đây có thể là cổ đông công ty hoặc không phải cổ đông công ty)

Bước 2: ĐHĐCĐ tổ chức bán, thu tiền. Khi hết thời hạn đăng ký mua các cổ đông không đăng ký hoặc chưa thanh toán đủ tiền, số cổ phần còn lại ĐHĐCĐ tiếp tục bán tiếp hoặc giao cho HĐQT bán đến khi hết thì thôi.

Bước 3: Kết thúc thời hạn chào bán, ĐHĐCĐ tổ chức họp để thông qua kết quả bán cổ phần, do ĐHĐCĐ thực hiện hoặc do HĐQT thực hiện và quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ với mức tăng thêm đúng bằng giá trị số cổ phần đã bán thành công.

Bước 4: Sau khi các cổ đông đã thanh toán đầy đủ sổ cổ phần đã đăng ký mua, trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán, công ty thực hiện việc thông báo tăng vốn Điều lệ đến phòng đăng ký kinh doanh.

            Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, số lượng cổ đông hiện hữu để thực hiện tăng vốn trong các trường hợp sau:

  1. a) Trường hợp doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn thì phải thực hiện theo trình tự 4 bước nêu trên theo đúng quy định để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông được quyền mua cổ phần.
  2. b) Trường hợp doanh nghiệp có số lượng cổ đông ít, cổ đông là anh em, họ hàng, người quen với nhau toàn bộ 100% cổ đông trực tiếp tham gia dự họp để quyết định thông qua phương án “tăng vốn điều lệ”, theo trường hợp này tại buổi họp ĐHĐCĐ các cổ đông phải thanh toán luôn sổ cổ phần đã đăng ký mua. Sau khi đã thanh toán đủ số tiền mua cổ phần, công ty thực hiện thông báo tăng vốn điều lệ luôn đến phòng đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày họp ĐHĐCĐ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại  0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

MÃ SỐ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? MÃ SỐ DOANH NGHIỆP CÓ PHẢI LÀ MÃ SỐ THUẾ HAY KHÔNG?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về thuế và phải được nhà nước định danh để đảm bảo tính minh bạch, đúng luật. Điều này liên quan đến hai khái niệm quan trọng: mã số doanh nghiệp và mã số thuế. Vậy mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế hay không. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

NGƯỜI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ THỂ ĐĂNG KÝ TÊN DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH TRÙNG VỚI TÊN DOANH NGHIỆP KHÁC ĐƯỢC KHÔNG?

Việc đăng ký tên doanh nghiệp là một bước quan trọng trong quá trình thành lập và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu có thể đăng ký tên doanh nghiệp trùng với tên của doanh nghiệp khác hay không. Điều này không chỉ liên quan đến quy định pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.