Loại hình công ty hợp danh

12/01/2024

Chắc hẳn trong cuộc sống bạn đã nghe tới loại hình công ty hợp danh. Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020. So với các loại hình khác thì công ty hợp danh ít phổ biến hơn vì những đặc điểm đặc thù của loại hình này. Vậy công ty hợp danh có đặc điểm gì, hồ sơ thành lập như thế nào?

1. Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Qua định nghĩa trên có thể đưa ra một số đặc điểm của công ty hợp danh như sau:

- Công ty hợp danh là công ty đối nhân

- Thành viên công ty: thành viên công ty có hai loại, đó là thành viện hợp danh và thành viên góp vốn.

+ Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc trong công ty hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Pháp luật quy định công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh và không hạn chế số lượng thành viên hợp danh tối đa. Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty trước pháp luật.

+ Thành viên góp vốn: Ngoài thành viên hợp danh thì công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn là thành viên không bắt buộc. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

- Vấn đề trách nhiệm của các thành viên công ty hợp danh: Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Còn trách nhiệm đối với các thành viên góp vốn chỉ là trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn.

3. Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

3.1. Ưu điểm:

- Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người nên thường thu hút được một lượng lớn các đối tác và khách hàng.

- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty dễ dàng tạo được sự tin cậy với khách hàng.

- Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có sự quen biết và tin tưởng lẫn nhau, do đó việc quản lý công ty và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty thường dễ dàng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, tạo hiệu quả cao hơn trong công việc.

- Do công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nên không bị giới hạn về phạm vi hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân.

- Các quy định của pháp luật về loại hình doanh nghiệp này rất ít, thường chỉ quy định những vấn đề có tính khái quát chung, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tự quyết định. Do đó cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh thường linh hoạt, ít chịu sự ràng buộc của pháp luật như những loại hình doanh nghiệp khác.

3.2. Nhược điểm:

- Do công ty hợp danh không được pháp hành bất kì loại chứng khoán nào nên khả năng huy động vốn thường không cao.

- Do phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài chính của công ty nên các thành viên hợp danh thường có rủi ro cao hơn khi tham gia kinh doanh

- Vì công ty có các đồng chủ sở hữu và các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý công ty nên có thể dẫn đến sự xung đột, bất đồng ý kiến khi quyết định các vấn đền liên quan đến hoạt động của công ty.

- Việc rút lui, bán lại phần vốn góp trong doanh nghiệp không dễ dàng vì cần phải được các thành viên hợp danh còn lại chấp thuận. Điều này làm cho quyền tự do kinh doanh của các thành viên hợp danh có phần không được đảm bảo.

- Công ty hợp danh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và từng thành viên công ty cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Như vậy các chủ sở hữu công ty phải chịu hai lần thuế.

4. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Để thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Điều lệ công ty

- Danh sách các thành viên

- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên: Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (nếu thành viên là tổ chức).

- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo ủy quyền (nếu thành viên là tổ chức)

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)

Lưu ý: Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Thời hạn giải quyết: 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là đặc điểm và hồ sơ thành lập công ty hợp danh mà HD Luật gửi tới Qúy khách. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.