THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

24/07/2024

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc mở rộng thị trường kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty đã lựa chọn phương án thành lập chi nhánh. Bài viết này sẽ trình bày những nội dung cơ bản về việc đăng ký hoạt động chi nhánh chi nhánh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành.

      1.Chi nhánh công ty là gì ?  

  Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích: “Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.

       2.Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh

Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm các giấy tờ sau:

  1. a)     Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (theo mẫu tờ khai Phụ lục II-7 Ban hành kèm theo Thông tư sớ 01/2021/TT-BKHĐT);
  2. b)     Bản sao nghị quyết, quyết định và  bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên vể việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  3. c)     Bản sao có chứng thực giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
  4. d)     Trong trường hợp ủy quyền thực hiện phải có giấy ủy quyền và bản sao có chứng thực của người được ủy quyền.

    3.Quy trình thực hiện

Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua 02 cách:

-Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.

-Cách 2 Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh.

 

Trên đây là những lưu ý về thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho

Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

HỒ SƠ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các thương nhân nước ngoài ngày càng quan tâm đến việc mở rộng và củng cố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện là một yêu cầu tất yếu và quan trọng, nhằm đảm bảo sự phù hợp với chiến lược kinh doanh, điều kiện thực tế và yêu cầu pháp lý. Thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật không chỉ phản ánh sự linh hoạt và thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động trong môi trường kinh doanh mà còn đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện, cùng những thủ tục cần thiết và lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và hợp pháp.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con rất quan trọng trong việc mở rộng và tối ưu hóa hoạt động. Theo pháp luật Việt Nam, công ty mẹ có quyền kiểm soát công ty con nhưng phải tuân thủ các quy định nhằm đảm bảo minh bạch và công bằng. Vậy có phải công ty mẹ là công ty ra đời trước công ty con không? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.