THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

20/05/2024

Hiện nay, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho một nhà đầu tư khác để tiếp tục thực hiện dự án. Vậy điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư là gì và thủ tục chuyển nhượng như nào?

1. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư
  • Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư; một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản
  • Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư , giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có)
  • Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư 

2.  Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư 

 Trường hợp 1: Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư và dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án như sau:

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Đối với dự án đầu tư không thuộc điểm a Khoản 2 Điều 46 Luật Đầu tư quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư quy định như sau:

Việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.