CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

01/03/2024
  1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Thương mại năm 2005;

- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thương mại 2005.

  1. Định nghĩa khuyến mại:

- Căn cứ điều 88 Luật thương mại 2005 thì “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”

- Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

  1. Các hình thức khuyến mại hiện nay:

Theo Điều 92 Luật thương mại 2005 có các hình thức khuyến mại sau:

- Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.

- Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

- Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

- Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

  1. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:

Theo Điều 100 Luật Thương mại năm 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như sau:

- Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

- Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

- Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.

- Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

- Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.

- Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.

- Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

- Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là các quy định về hành vi khuyến mại bị cấm theo Luật thương mại năm 2005. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.