THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ, PHẦN VỐN GÓP, TỶ LỆ PHẦN VỐN GÓP

27/12/2023

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, công ty có thể sẽ có những thay đổi về vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp. Nắm bắt được nhưng thắc mắc này của khách hàng, tại bài viết này chúng tôi có những tư vấn liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp công ty.

1. Hồ sơ từng trường hợp thay đổi  vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp

Trường hợp 1: Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu (công ty TNHH một thành viên) / Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên), của Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) về việc thay đổi vốn điều lệ

Lưu ý: Đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật đầu tư

Trường hợp 2:  Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách thành viên công ty hợp danh
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho (trong trường hợp tặng cho phần vốn góp)

Lưu ý: Đối với danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi

Tương tự như trường hợp 1, đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật đầu tư.

Trường hợp 3: Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần
  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần 

Trường hợp 4: Trường hợp giảm vốn điều lệ

Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ

Lưu ý: Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ phải đáp ứng theo quy định tại Luật doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp

2. Trình tự thủ tục thực hiện

Bước 1: Soạn thảo đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở

Bước 3: Sửa đổi, hồ sơ theo thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh (trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ)

Bước 4: Căn cứ ngày hẹn trên giấy biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp  theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831  hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.