Con đường khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước tình hình kinh tế đầy biến động, nhu cầu gọi vốn đầu tư của startup lại nhiều hơn các nhà đầu tư. Điều này đã tạo lên sự cạnh tranh lớn và khắc nghiệt cho các công ty startup trong nhiều lĩnh vực. Một người chủ doanh nghiệp phải đưa ra hàng trăm lựa chọn mỗi ngày từ nhỏ tới lớn. Đi tiếp hay dừng lại là một câu hỏi mà startup nào cũng đã ít nhất một lần suy nghĩ tới. Vậy lựa chọn giải thể hay phá sản đâu là giải pháp tối ưu, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp của mình. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “giải thể”, “phá sản” những điều cần lưu ý về hai thủ tục này.
-
Điểm giống nhau giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp
- Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
- Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản
-
Người có quyền nộp đơn yêu cầu
Đối với thủ tục phá sản:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
- Chủ nợ không có bảo dảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Người đại diện theo pháp luật
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
Đối với thủ tục giải thể:
- Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH;
- Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
-
Thẩm quyền giải quyết
- Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.
- Giải thể là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
-
Về hậu quả pháp lý
- Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).
- Doanh nghiệp giải thể thì doanh nghiệp đó đã chấm dứt tư cách chủ thể, doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện các hoạt đồng kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp đã giải thể thì doanh nghiệp không còn là đối tượng bị xử phạt với tư cách là tổ chức kinh tế nữa.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc phân biệt giữa thủ tục giải thể và phá sản. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!