Địa điểm kinh doanh là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được định nghĩa là nơi mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể của mình, và được phép kinh doanh các ngành nghề đã được đăng ký. Tuy nhiên, chỉ có một nhóm ngành cụ thể được lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có nghĩa là nó phụ thuộc vào công ty mẹ và phải tuân thủ các quy định của công ty mẹ. Điều này đặt ra một số hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh, bởi vì nó phải tuân thủ các quy định của công ty mẹ và chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề đã được đăng ký.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Thông tư 302/2016/TT–BTC;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
2. Khái niệm địa điểm kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về địa điểm junh doanh như sau:
“Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Theo điểm a, khoản 2 Điều 31 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT quy định:
“Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.
Như vậy, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh cùng địa chỉ hoặc khác địa chỉ với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
3. Điều kiện để đăng ký địa điểm kinh doanh
- Thứ nhất, điều kiện về tên địa điểm kinh doanh:
+ Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh như sau:
++ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
++ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
++ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
+ Ngoài ra, theo Điều 20 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT quy định thêm về tên địa điểm kinh doanh:
++ Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
++ Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Thứ hai, mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ, hạch toán phụ thuộc.
- Thứ ba, Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải được đăng ký và hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
4. Thủ tục thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Việt An sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký tên.
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Công ty luật Việt An sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.
Kết quả Quý khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Công ty luật Việt An.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
- Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng.
Lưu ý:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập.
- Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
5. Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh
- Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
- Kê khai và đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
- Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ).
Địa điểm kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh mà không phải đăng ký một chi nhánh mới. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giảm thiểu các thủ tục phức tạp liên quan đến kê khai thuế.
Tóm lại, địa điểm kinh doanh là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một số hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh, và doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định của công ty mẹ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả và bền vững.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!