Công ty TNHH là loại hình phổ biến được nhiều người lựa chọn, đặc biệt với các doanh nghiệp mới thành lập, có quy mô vừa và nhỏ. Loại hình này có nhiều ưu điểm như số lượng chủ sở hữu và thành viên không nhiều nên việc quản lý, điều hành dễ dàng hơn; ít rủi ro do chủ sở hữu hoặc thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Trong đó, giữa loại hình TNHH một thành viên và TNHH hai thành viên trở lên lại có nhiều điểm giống và khác nhau.
1. Giống nhau
Tư cách pháp nhân:
Cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên đều có tư cách pháp nhân.
Trách nhiệm của người góp vốn:
Người góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
Rủi ro đối với người góp vốn:
Đúng như tên gọi của loại hình, do chủ sở hữu và hành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
Người góp vốn:
Đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Việc phát hành chứng khoán:
Không được phát hành, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Được phát hành trái phiếu.
2. Khác nhau
- Cơ sở pháp lý:
Công ty TNHH một thành viên: Chương III Mục 2 - Luật Doanh nghiệp 2020
Công ty TNHH hai thành viên: Chương III Mục 1 - Luật Doanh nghiệp 2020
- Người góp vốn/sở hữu:
Công ty TNHH một thành viên: Chỉ 01 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn vào công ty và trở thành chủ sở hữu.
Công ty TNHH hai thành viên: Có từ 02 – 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn vào công ty và trở thành thành viên.
- Cơ cấu tổ chức:
Công ty TNHH một thành viên:
Nếu cá nhân làm chủ sở hữu:
+ Chủ tịch công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Nếu tổ chức làm chủ sở hữu thì lựa chọn 1 trong 2 mô hình:
Mô hình 01:
+ Chủ tịch công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Mô hình 02:
+ Hội đồng thành viên;
+ Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Lưu ý: Nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước thuộc trường hợp luật định thì phải thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quyết định.
Công ty TNHH hai thành viên: chỉ có 01 mô hình duy nhất:
+ Hội đồng thành viên;
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Lưu ý: Nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước thuộc trường hợp luật định thì phải thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quyết định.
- Người đại diện theo pháp luật
Công ty TNHH một thành viên: Phải có ít nhất 01 người là người đại diện theo pháp luật, thường là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Nếu điều lệ công ty không quy định thì mặc định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật.
Công ty TNHH hai thành viên: Phải có ít nhất 01 người là người đại diện theo pháp luật, thường là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Nếu điều lệ công ty không quy định thì mặc định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật.
Trên đây là bài viết so sánh giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty chúng tôi chuyên có các dịch vụ về thành lập các loại hình doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép con, giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa cho người nước ngoài.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!