Thành Lập Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam

18/11/2022

           Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ngày càng nhiều do Nhà nước đang đẩy mạnh các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài thông qua các Hiệp định song phương, đa phương, các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế. Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải lưu ý các chính sách cũng như quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả nhất cũng như loại trừ các rủi ro pháp lý cho công ty.  Do đó, HD Luật xin gửi tới Quý khách những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành. 

1. Xin chấp thuận chủ trương đầu tư 

            Trong một số trường hợp, nhà đầu tư khi muốn đầu tư tại Việt Nam cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Một số dự án đầu tư cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:

            - Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường: nhà máy điện hạt nhân; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và đất trồng lúa nước;

            - Dự án có yêu cầu di dân tái định cư;

           - Dự án đầu tư xây dựng mới liên quan đến cảng hàng không, sân bay nhà ga; cảng biển; chế biến dầu khí; đặt cược; ca-si-no; xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

            - Dự án trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;

            -Dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

          - Dự án xây dựng và kinh doanh sân gofl;

          -Dự án thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

            Hồ sơ gồm:

           1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

          2. Tài liệu tư cách pháp lý của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác;

          3. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

          4. Đề xuất dự án đầu tư;

        5. Bản sao một trong các tài liệu sau: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

         6. Giải trình về điều kiện tiếp cận thị trường, đảm bảo điều kiện an ninh, quốc phòng, quy định đất đai, bất động sản và các quy định pháp luật khác liên quan đến ngành nghề dự định kinh doanh. 

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư.

Thời gian:

           - Đối với dự án đầu tư không thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư: 15 – 30 ngày làm việc.

           - Đối với dự án đầu tư thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư: 05 - 15 ngày làm việc.

3. Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

            Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ gồm các tài liệu sau:

           1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

           2. Điều lệ công ty;

          3. Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (tuỳ theo loại hình công ty mà Quý khách lựa chọn);

          4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

         - Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên/cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo pháp luật;

          - Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

          - Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

          Đối với thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

             Sau khi thực hiện xong các bước trên thì tiến hành khắc dấu, làm biển doanh nghiệp cũng như kê khai thuế, làm hóa đơn điện tử.

           Trên đây là trình tự, thủ tục chung để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành. Tùy theo từng đặc điểm của nhà đầu tư và các ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh thì trình tự, thủ tục có thể khác hơn. 

      Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng!

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.