THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY MỚI NHẤT

22/11/2023

          Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty cho phù hợp với mục tiêu mới của doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược kinh doanh mới hoặc đơn thuần là công ty đổi chủ sở hữu mới. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc liệu thủ tục thay đổi tên công ty có phức tạp và khó xử lý hay không? Sau đây, HD Luật xin được giải đáp các câu hỏi này thông qua bài viết sau đây.

1. Lưu ý khi đặt tên công ty

            Khi đặt tên công ty phải phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về đặt tên công ty. Trong đó có một số lưu ý quan trọng như sau:

            - Tên công ty mới dự định đặt không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đặt trước đó;

            - Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

            - Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

            - Thực hiện thay đổi biển, con dấu công ty và hệ thống nhận diện thương hiệu khác (nếu có);

           - Thực hiện thông báo với cơ quan quản lý nhà nước như: Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, bảo hiểm… và thông báo cho các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thay đổi tên công ty 

            Để thay đổi tên công ty, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:

            1. Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần về việc thay đổi tên công ty.

           2. Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thay đổi tên công ty.

           3. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).

           4. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tên công ty.

           5. Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.

3. Trình tự thủ tục nộp hồ sơ thay đổi tên công ty

           Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên.

           Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ thay đổi tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

          Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và tên mới của công ty phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên mới của công ty không tuân thủ theo các quy định về đặt tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp thì ra thông báo sửa đổi hồ sơ.

          Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành thực hiện khắc lại dấu công ty, làm lại biển theo tên mới.

     Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.