Tư vấn về các ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn

28/05/2019

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh cũng là một vấn đề mà các nhà đầu tư phải quan tâm. Do sự khác biệt giữa các nền kinh tế, giữa điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia, cho nên khi một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với xu hướng của thị trường, phù hợp với khả năng của mình và quan trọng hơn là phù hợp với quy định của pháp luật. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, công ty chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động đầu tư của bạn.
Theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì các ngành nghề kinh doanh, các ngành nghề hạn chế kinh doanh hay các ngành nghề cấm kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài không có gì khác biệt so với các nhà đầu tư Việt Nam, điều này chứng tỏ pháp luật Việt Nam đã hoàn toàn mở rộng cửa để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cụ thể:
Về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh là các ngành nghề không được phép đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Luật đầu tư 2014 thì các ngành nghề này bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư 2014. 
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư 2014.
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư 2014.
- Kinh doanh mại dâm.
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người.
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh pháo nổ (mới được bổ sung và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017).
Về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Trước năm 2014, theo quy định của pháp luật Việt Nam, có 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Luật đầu tư 2014 ra đời đã bãi bỏ một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện không cần thiết hoặc không rõ mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ đối với nhà đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã giảm xuống còn 268 ngành, nghề. Thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh. Và mới đây nhất, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, theo đó số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã giảm xuống chỉ còn 243 ngành, nghề. Xem thêm các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại đây
Ngoài những ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh hoặc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên đây thì các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình giống như các nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư nên tham khảo cả các hiệp định song phương, đa phương để đảm bảo không vi phạm quy định của các hiệp định này.
Nếu còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. HD Luật với hệ thống tư vấn viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp đỡ quý khách giải quyết mọi thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Công ty TNHH HD Luật – HD LAW LLP

Rất mong được hợp tác với quý khách hàng!

Cùng danh mục

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.

THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng, phản ánh sự thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tiềm năng phát triển, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết sau.